Kính hiển vi có bao nhiêu loại? Là một nhu cầu tìm hiểu được nhiều người quan tâm. Vậy thì vì sao lại như vậy? ILAB sẽ cùng các bạn giải thích đều này. Khoa học và công nghệ hiện nay đang có tốc độ phát triển cực kỳ cao, với sự phát triển đó thì việc phân tích thế giới vi mô mà mắt thường không nhìn thấy được như cấu trúc vật thể, màu sắc các tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc những hạt diệp lục,… đã không còn khó khăn nữa vì đã có kính hiển vi. Với khả năng quan sát thế giới vi mô một cách phong phú đó mà loại kính này được áp dụng rộng rãi trong các ngành nghề từ thí nghiệm và khoa học, y tế, dược phẩm đến giáo dục, nông – lâm – ngư nghiệp…
Nhờ vào tính ứng dụng rộng rãi của mình mà phân loại của kính hiển vi cũng rất đa dạng và phong phú. Trong bài viết này đầu tiên này, ILAB sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các kiểu kính thuộc loại kinh hiển vi phổ biến nhất hiện nay, để giúp các bạn có thể hiểu và lựa chọn được chiếc kính phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Mục lục
Các loại kính hiển vi phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi được phát triển tùy thuộc vào ứng dụng. Tuy nhiên, có ba chủng loại kính rất phổ biến ở trên thế giới, bao gồm: Kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử và kính hiển vi quét đầu dò.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các loại kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học
Là loại kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát, phóng đại hình ảnh của các vật thể nhỏ nhờ hệ thống các thấu kính thủy tinh. Đây là một loại kính đơn giản, lịch sử ra đời sớm nhất và cũng là phổ biến nhất. Kính quang học trước đây cần phải quan sát hình ảnh trực tiếp bằng mắt thông qua thị kính, nhưng các kính hiện đại ngày nay thường được gắn thêm các CCD camera hoặc các phim ảnh quang học để hỗ trợ người dùng chụp ảnh.
Là loại kính hiển vi lâu đời và phổ biến nhất, cho nên kính hiển vi quang học có rất nhiều kiểu kính như:
- Kính hiển vi trường sáng: Chúng sử dụng ánh sáng để truyền qua mẫu vật được đặt trên lam kính phục vụ công việc quan sát mục tiêu ở một độ phóng đại lớn khoảng từ 40 đến 1500 lần. Ảnh mẫu mà chúng ta thấy được là hình ảnh hai chiều. Kiểu kính này thường được ứng dụng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện hoặc trường học…
- Kính hiển vi soi nổi: Là loại sản phẩm hiển vi được thiết kế để giúp người sử dụng quan sát mẫu vật dưới dạng 3 chiều (ảnh 3D). Loại kính này sẽ sử dụng chùm ánh sáng chiếu tới bề mặt của vật thể, tạo ra hình ảnh từ ánh sáng phản xạ thông qua hai trục quang học với hai vật kính (hoặc một vật kính phẳng), đến hệ thống kính phóng và thị kính. Chúng thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo, cơ điện và kim hoàn…
- Kính hiển vi phân cực: Là loại kính sử dụng ánh sáng phân cực để quan sát và nghiên cứu các đặc tính truyền dẫn ánh sáng khác nhau của vật liệu, chẳng hạn như cấu trúc tinh thể. Kính hiển vi phân cực còn có khả năng cung cấp các thông tin khác nhau về đường biên quang học và màu sắc hấp thụ. Hình ảnh mẫu vật được tạo ra có độ tương phản cao.Loại kính này được sử dụng trong các ngành nghề như địa chất, khoáng sản, đồ gốm và thủy tinh, tinh thể học, dệt vải, polyme, pháp y…
- Kính hiển vi huỳnh quang: Là một loại kính hiển vi sinh học. Kỹ thuật của kính huỳnh quang cho phép chúng ta quan sát thuộc tính sinh lý và sinh hóa của các tế bào sống. Kính hiển vi huỳnh quang sử dụng ánh sáng từ đèn thủy ngân để kích thích ánh sáng huỳnh quang từ mẫu vật (mẫu vật tự phát huỳnh quang hoặc được nhuộm với chất phát huỳnh quang). Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng quan sát mà các mẫu vật sẽ có các chất phát huỳnh quang khác nhau, và được sử dụng các ánh sáng có bước sóng kích thích khác nhau. Có thể kết hợp với thiết bị bổ sung để thể thực hiện chụp ảnh huỳnh quang. Loại kính huỳnh quang này được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, bao gồm: chuẩn đoán trong y khoa và nghiên cứu khoa học, trong ngành dược phẩm và cả giảng dạy…
- Kính hiển vi huỳnh quang phản xạ toàn phần bên trong: Là một loại kính hiển vi khá tương đồng với kính huỳnh quang. Tuy nhiên nó sử dụng sóng trôi nổi chỉ để chiếu sáng gần bề mặt của mẫu, cho ra vùng nhìn thấy rất mỏng khi được so sánh với loại kính hiển vi truyền thống. Có thể dùng quan sát những vùng nhỏ do giảm ánh sáng nền.
- Kính hiển vi phản pha: Là loại kính dùng để xem những bất thường bề mặt nhỏ bằng cách sử dụng giao thoa ánh sáng. Người dùng có thể điều chỉnh tốc độ lên đường truyền ánh sáng trực tiếp, để can thiệp vào hình ảnh. Sự can thiệp này sẽ làm cho các chi tiết bên trong hình ảnh hiện ra tối hơn so với nền ánh sáng, giúp hình ảnh của mẫu vật sau đó trở nên tăng cường rất nhiều. Cơ chế tạo ra từ sự can thiệp là nhờ một hệ thống vòng đặt bên trong vật kính và tụ quang, khi được căn chỉnh chính xác, sóng ánh sáng phát ra từ đèn chiếu đến mắt của người nhìn sẽ làm tăng cường hình ảnh mẫu vật. Được dùng trên các mẫu vật không màu và trong suốt thường khó phân biệt với môi trường xung quanh và quan sát các tế bào sống mà không nhuộm.
- Kính hiển vi tương phản giao thoa chênh lệch (DIC): còn được gọi là kính hiển vi tương phản giao thoa Nomarski (NIC) hay gọi tắt là kính hiển vi Nomarski. Đây là loại kính hiển vi tương tự dòng kính phản pha được sử dụng để tăng cường độ tương phản trong các mẫu trong suốt và không nhuộm màu, giúp quan sát được những bề mặt rất nhỏ với độ phân giải cao. DIC hoạt động dựa trên nguyên lý giao thoa kế để thu về độ dài đường quang của mẫu, cũng như xem các đặc điểm vô hình khác. Nó bao gồm một hệ thống quang học tương đối phức tạp, tạo ra hình ảnh vật thể tương tự như hình ảnh thu được bằng kính hiển vi phản pha nhưng không có quầng nhiễu xạ sáng.
- Kính hiển vi laser (Kính hiển vi đồng tiêu quét laser): Là loại kính sử dụng chùm tia laser để tạo ra hình ảnh 3D có độ phân giải và độ tương phản cao của các mẫu, giúp cho chúng ta quan sát rõ ràng mẫu vật dày với những khoảng cách tiêu cực khác nhau. Kính hiển vi laser được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, và phổ biến nhất là trong nghiên cứu sinh học. Chúng thường được dùng để nghiên cứu sinh học tế bào, nghiên cứu và tầm soát ung thư…
- Kính hiển vi kích thích nhiều photon ánh sáng: Cũng là một loại kính hiển vi laser, nhưng khác với kính hiển vi đồng tiêu quét laser bên trên. Nó sử dụng nhiều tia laser với bước sóng dài hơn, có thể xuyên sâu vào mô, giúp quan sát và chụp ảnh bên trong mô sống, nhưng cũng hạn chế thương tổn cho tế bào và cho phép quan sát vùng sâu của tế bào ở độ phân giải cao. Kiểu kính này được sử dụng để quan sát tế bào thần kinh và dòng máu trong não nhờ vào việc nó có thể tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao của các mẫu mô dày mà không cần vết cắt vật lý. Nhờ khả năng xuyên sâu của mình, mà kính laser kích thích nhiều photon ánh sáng hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực chụp ảnh tế bào và sinh vật sống trong cơ thể sống. Vì vậy, chúng thường được chọn để nghiên cứu khoa học thần kinh và nghiên cứu ung thư.
Tổng kết
Vậy là chúng ta đã đi qua hết các loại kính quang học thường gặp và phổ biến nhất hiện nay, chúng rất dễ dàng sử dụng và đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Với các tính năng và những đặc điểm được giới thiệu bên trên, ILAB hy vọng sẽ có thể giúp bạn đọc lựa chọn được loại kính hiển vi phù hợp nhất với mình và công việc để phục vụ cho lĩnh vực mà các bạn nghiên cứu.
*** Bài viết liên quan đến Kính hiển vi có bao nhiêu loại?:
Kính hiển vi có bao nhiêu loại? Các loại kính hiển vi hiện nay (P2)
10 mẹo giúp vệ sinh và bảo dưỡng kính hiển vi
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 18 đường số 2, KDC Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Số điện thoại: 028 66525193 – Email: info@ilabvn.com
Website: https://ilab.com.vn/