Lại là câu hỏi kính hiển vi có bao nhiêu loại? Và Chào mừng các bạn đã quay trở lại và ILAB rất vui vì đã giúp các bạn hiểu thêm về các loại kính hiện nay trên thị trường. ILAB cũng xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dỗi bài viết phân loại kính hiển phổ biến hiện nay (P2).
Với khả năng quan sát thế giới vi mô một cách phong phú và cụ thể. Kính hiển vi đã được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề khác nhau, và cũng nhờ vào đó mà dòng sản phẩm này đã có cho mình nhiều phân loại dựa trên các đặc tính về cấu tạo, ứng dụng cũng như là cấu trúc kính. Trong bài viết tiếp theo này, ILAB sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về các loại kính hiển vi phổ biến còn lại. ILAB sẽ cùng các bạn tìm hiểu và lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp với mục đích sử dụng của bạn.
Mục lục
Các loại kính hiển vi phổ biến còn lại
Hiện nay, ngoại trừ cách phân loại thành 3 loại kính phổ biến là: Kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử và kính hiển vi quét đầu dò. Kính hiển vi còn được phân loại theo 2 cách bao gồm: phân loại theo ứng dụng và phân loại theo cấu trúc. Hai cách phân loại này sẽ giúp bạn đọc, cũng như người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn theo công dụng và cấu trúc của kính.
Chúng ta đã tìm hiểu kỹ về kính hiển vi quang học ở bài viết trước. Còn trong bài này, ILAB sẽ cùng các bạn đi vào tìm hiểu về các loại kính hiển vi còn lại và cách phân loại kính theo ứng dụng và cấu trúc của chúng.
Kính hiển vi Điện tử
Kính hiển vi điện tử là loại kính không dùng bức xạ ánh sáng, mà hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng sóng điện tử được tăng tốc ở hiệu điện thế cao từ vài chục kV đến vài trăm kV để phóng to mục tiêu quan sát. Do cấu tạo của nó nên thay vì sử dụng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sẽ dùng thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử. Kính hiển vi điện tử có độ phân giải phụ thuộc vào bước sóng của sóng điện tử và độ phân giải đó thường vượt xa các kính hiển vi quang học truyền thống. Hiện tại, kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) là loại kính có độ phân giải tốt nhất, với độ phân giải đạt tới cấp độ hạ nguyên tử. Ngoài ra, từ sự tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật, mà kính hiển vi điện tử còn có thể quan sát được các cấu trúc điện từ của vật rắn và mang lại nhiều khả năng phân tích hóa học chất lượng cao. Chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực như công nghệ nano, vật lý chất rắn, khoa học vật liệu, và trong cả y học, hóa học và sinh học…
Kính hiển vi điện tử được chia làm 2 loại là:
Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) với khả năng tạo ra hình ảnh thật có độ phân giải và độ tương phản rất cao thậm chí là ở độ phân giải tới cấp độ nguyên tử. Đi kèm với các hình ảnh chất lượng cao là nhiều phép phân tích rất hữu ích đem lại nhiều thông tin cho nghiên cứu vật liệu. Tuy nhiên đôi khi cần phá hủy mẫu vật phức tạp (điều này không thích hợp với nhiều tiêu bản sinh học).
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) mặc dù không có độ phân giải rất cao như kính hiển vi điện tử TEM nhưng kính hiển vi điện tử quét (SEM) lại có điểm mạnh là phân tích mà không cần phá hủy mẫu vật và có thể hoạt động ở môi trường chân không thấp. Một điểm khác nữa của SEM là các thao tác điều khiển rất đơn giản và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, giá thành của SEM thấp hơn rất nhiều so với TEM, vì thế SEM phổ biến hơn TEM rất nhiều.
Kính hiển vi quét đầu dò (SPM):
Loại kính hiển vi này tạo ảnh của mẫu vật bằng cách quét qua bề mặt của mẫu bằng đầu dò vật lý. Phương pháp này khác với các loại kính khác, như: kính quang học, hay kính điện tử. Kính hiển vi quét đầu dò (SPM) không sử dụng bức xạ để tạo ảnh, mà ảnh được tạo ra thông qua sự tương tác giữa đầu dò của kính và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của chiếc kính đầu dò sẽ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò mà nó đang sử dụng. Do cơ chế của sự tương tác giữa đầu dò và bề mặt mẫu nên nó được sử dụng để đo bề mặt hoặc tính chất của bề mặt. Điều này đã được áp dụng để tạo ra các chi tiết nhỏ trong công nghệ nano (kỹ thuật điêu khắc nano).Tuy nhiên, cơ chế này cũng có một số hạn chế như là chỉ cho ảnh về cấu trúc bề mặt và tốc độ của quá trình ghi ảnh thường rất chậm.
Phân loại theo ứng dụng của kính hiển vi:
Như đã đề cập bên trên, những chiếc kính quan sát này còn được phân loại theo ứng dụng để các bạn dễ dàng tìm hiểu theo nhu cầu sử dụng của bản thân. Có 2 kiểu kính được phân loại theo cách này là:
Kính hiển vi sinh học: Là loại kính hiển vi quang học có thể gắn nhiều ống kính mục tiêu để tạo nên độ phóng đại cực lớn trong khoảng từ 50 tới 1500 lần. Mẫu sẽ được cố định trên lam kính để thực hiện quan sát. Kính hiển vi sinh học có công dụng quan sát và phân tích bên trong mẫu vật với kích thước rất nhỏ như: tế bào hoặc mô của các sinh vật. Loại kính này thường được ứng dụng trong các ngành nghề như: y học, sinh học, tầm soát ung thư, địa chất và khoáng sản… Và đặc biệt là ứng dụng rất nhiều trong giáo dục để các học sinh – sinh viên thực hành nghiên cứu mẫu vật
Kính hiển vi soi nổi: Là loại kính hiển vi quang học được sử dụng để quan sát mẫu vật ở dạng 3 chiều (3D) với độ phóng đại thấp thường nằm trong khoảng 10 đến 50 lần. Loại kính này có thể dùng để quan sát các mẫu vật như: côn trùng hoặc khoáng chất, trong trạng thái tự nhiên của chúng mà không cần phải cắt ra. Loại kính này cũng được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề như: Sinh học, y học, nghiên cứu về động vật, thực vật và côn trùng, ứng dụng trong công nghiệp, khảo cổ, nha khoa và thậm chí là trong khoa học hình sự…
Phân loại theo cấu trúc:
Một cách phân loại khác đó là phân loại theo cấu trúc của kính. Cách phân loại này cũng có 2 kiểu phân loại là:
Kính hiển vi soi thẳng: Là tên gọi của các kiểu kính hiển vi cơ bản và phổ biến, được dùng để quan sát mẫu vật từ phía trên. Kiểu kính này được sử dụng để quan sát các mẫu vật ở trên lam.
Kính hiển vi soi ngược: Loại kính này được sử dụng trong các ứng dụng thao tác vi mô, cần một không gian phía trên mẫu để thực hiện thao tác, người dùng sẽ quan sát mẫu vật từ bên dưới. Loại kính này rất hữu ích để quan sát các tế bào sống hoặc sinh vật ở dưới cùng của vật chứa (trong bình nuôi cấy mô) và cũng có thể sử dụng để quan sát đối với mẫu vật, tế bào nuôi cấy trong đĩa
Tổng kết
Cả 2 phần của bài viết đã bao gồm tất cả tổng quan về các loại kính hiển vi phổ biến hiện nay. ILAB hy vọng 2 bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như lựa chọn chiếc kính phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Ngoài ra ILAB cũng là đơn vị cung cấp nhiều thiết bị nghiên cứu khoa học chất lượng và uy tín, với đủ mẫu mã và ngành nghề kể cả các loại kính hiển vi đã được đề cập trong bài viết trên. Các bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với ILAB để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!
*** Bài viết liên quan Kính hiển vi có bao nhiêu loại:
Kính hiển vi có bao nhiêu loại? Các loại kính hiển vi hiện nay (P1)
Một số sản phẩm kính hiển Microblue vi tại ILAB
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 18 đường số 2, KDC Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Số điện thoại: 028 66525193 – Email: info@ilabvn.com
Website: https://ilab.com.vn/